Chi phí nuôi thang máy và giải pháp tiết kiệm điện cho thang máy

Rất nhiều khách hàng có câu hỏi như như sau khi định lắp đặt thang máy cho gia đình mình: thang máy tiêu thụ mỗi tháng bao nhiêu tiền điện? tiền bảo trì có cao không? phí thay thế thiết bị như thế nào? tổng chi phí mỗi tháng dành cho bộ cầu thang máy như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bỏ qua chi phí khấu hao thiết bị để ước lượng số tiền mỗi một tháng mà Quý khách phải chi để vận hành một chiếc thang máy gia đình và các giải pháp giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ điện cho thang máy.

Nội dung bài viết

Tổng chi phí “nuôi” thang máy gia đình mỗi tháng

Tiền điện

Loại thang máy dùng cho gia đình sử dụng máy kéo công suất bé (máy kéo FUJI Không hộp số dùng cho thang máy gia đình loại không phòng máy công suất 2.2 KW), ngoài ra thang còn được lập trình thông minh để tự động tắt sau một khoảng thời gian nhất định nếu không có người dùng, hơn nữa tần suất sử dụng lại quá ít (khoảng 30-40 lần mỗi ngày), do đó chi phí điện năng là rất nhỏ.

Thang máy gia đình dùng điện 1 pha

Theo chúng tôi khảo sát tại ở hơn 500 hộ gia đình đang sử dụng thang máy gia đình do Công ty CP Công Nghệ thang máy Phương Đông cung cấp và lắp đặt thì tiền điện mỗi tháng cho thang máy từ 250.000 đồng cho đến 300.000 đồng. Như vậy lấy con số trung bình thì:

Thang máy gia đình mỗi tháng hết khoảng: 275.000 đồng tiền điện

Chi phí bảo trì bảo dưỡng

Thang máy là thiết bị đặc thù và yêu cầu rất cao về tính an toàn, ổn định khi vận hành chính vì thế để đảm bảo thì thang cần phải được bảo trì định kỳ. Trong thời gian bảo hành thì việc bảo trì hàng tháng là trách nhiệm của đơn vị cung cấp và là miễn phí.

Tuy nhiên, khi hết thời gian bảo trì Quý khách nên ký hợp đồng bảo trì định kỳ với công ty thang máy. Hợp đồng bảo trì được chia thành nhiều gói: mỗi tháng một lần, hai tháng một lần hay ba tháng một lần, trong những năm đầu (lúc thang máy còn mới) để tiết kiệm có thể chọn gói bảo trì 3 tháng một lần.

Hiện tại, phí bảo trì mỗi công ty là khách nhau. Lấy giá trung bình khoảng 450.000/lần, vậy chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy mỗi tháng là:

Chi phí bào trì mỗi tháng: 150.000 đồng/ tháng

Chi phí kiểm định

Theo quy định của Nhà nước thì thang máy nói chung hay cầu thang máy gia đình cần phải được kiểm định an toàn, với những thang có “tuổi đời” dưới 20 năm thì thời hạn kiểm định là 3 năm, còn trên 20 năm thì kiểm định mỗi năm một lần.

Thông thường phí kiểm định lần đầu tiên sẽ do nhà cung cấp thang máy chi trả còn từ các lần sau chủ sử dụng phải có trách nhiệm thanh toán cho cơ quan kiểm định theo thời giá. Hiện tại phí kiểm định với một bộ thang máy như thang máy gia đình (thường có chiều cao dưới 10 tầng, trên 10 tầng mức phí sẽ cao hơn) là 2.000.000 đồng một lần cho thời hạn 3 năm.

Như vậy, trong thời gian 20 năm đầu tiên, chi phí mỗi tháng dành cho việc kiểm định an toàn thang máy rơi vào khoảng 55.000 đồng/tháng:

Phí kiểm định an toàn: 55.000 đồng

Thay thế thiết bị

Thang máy mini dùng cho gia đình sử dụng các thiết bị chính hãng rất ít hỏng vặt, do đó trong khoảng 7-8 năm đầu việc thay thế thiết bị rất ít xảy ra, có chăng đó chỉ là thay bóng chiếu sáng cho cabin. Trong cabin thang máy có nhiều sự lựa chọn loại bóng, có thể lắp 4 bóng LED Downlight, hoặc bóng neon,…giá các loại bóng này trên thị trường rất rẻ.

Ví dụ: Mỗi năm thay một lần bóng, với bóng neon Phillips giá hiện tại là 12.000/bóng, mỗi cabin chỉ cần lắp 2 bóng. Vậy tổng chi tiền bóng là 24.000 đồng/12 tháng, mỗi tháng 2.000 đồng

Kết luận: Trên đây chúng tôi đã liệt kê các loại chi phí cố định mỗi tháng mà chủ sử dụng thang máy loại nhỏ cần phải bỏ ra để vận hành với mức sử dụng trung bình (không tính đến khấu hao thiết bị), bao gồm tổng chi phí của: Tiền điện, tiền bảo trì, phí kiểm định, phí thay thế thiết bị.

Giải pháp tiết kiệm điện năng cho thang máy gia đình

Lựa chọn tải trọng thang và dòng thang phù hợp

Sử dụng thang máy mini hoặc hệ thống có công suất phù hợp chính là bí quyết tiết kiệm điện năng hiệu quả. Thực tế cho thấy, với quy mô nhà ở dưới 6 tầng trở xuống, khách hàng nên sử dụng loại thang máy gia đình loại nhỏ với nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha, tải trọng từ 320 – 450kg, vận tốc từ 30-60m/phút là phù hợp.

Giải pháp cho máy kéo thang máy

Máy kéo là phần quan trọng nhất của thang máy – cũng là nơi tiêu hao điện nhiều. Chính vì vậy, để tiết kiệm điện năng cần nâng cấp máy kéo và hệ thống kiểm soát điều khiển thang máy.

– Nâng cấp máy kéo: đối với các loại máy kéo cũ và lỗi thời, loại này sẽ ngốn hết nhiều điện năng, cần thay thế nó bằng máy kéo được điều khiển bằng biến tần giúp tiết kiệm điện năng lên đến 40% so với thang máy dùng loại máy kéo cũ.

– Nâng cấp hệ thống kiểm soát và điều khiển thang máy: việc vi tính hóa hệ điều khiển hệ thống thang máy, nhất là hệ thống nhóm có nhiều thang máy hoạt động giúp giảm lượng thời gian chờ đợi, tiết kiệm điện năng do quá trình dừng đón và trả khách ở các tầng được tối ưu hóa.

Đồng thời, lời khuyên từ các chuyên gia nên sử dụng động cơ không hộp số như FUJI, SICOR… để tiết kiệm điện năng tiêu thụ so với động cơ có hộp số.

Giải pháp với hệ thống đèn chiếu sáng trong thang máy

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bóng đèn có thể lắp đặt cho việc chiếu sáng trong cabin thang máy. Để tiết kiệm điện năng được tiêu thụ bởi thang máy thì nên dùng các loại đèn led thay vì dùng những loại đèn truyền thống như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ lên đến 80% so với những loại bóng đèn khác.

Ngoài ra đèn led không phát ra các tia cực tím như các loại đèn khác nên việc chọn bóng đèn led cũng là một trong những mục tiêu vì sức khỏe con người.

Chế độ bảo trì, bảo dưỡng thang máy tối ưu

Bên cạnh đó cách tiết kiệm thông minh, hiệu quả khi sử dụng thang máy trong gia đình còn phải kể đến việc bảo trì bảo dưỡng thang máy đúng thời điểm. Thông thường khoảng 2-4 tháng, khách hàng nên nhờ tới đơn vị bảo trì thang máy uy tín để kiểm tra hệ thống, đảm bảo kịp thời ngăn chặn rủi ro, sự cố có thể xảy ra.

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *